Việc cắt kính cận không chỉ đơn giản là chọn một gọng kính ưa thích và lắp tròng kính mà còn là một quá trình quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Để đảm bảo bạn có được một chiếc kính cận phù hợp và thoải mái, hãy lưu ý những điều cơ bản sau đây.
I. Những điều cơ bản cần lưu ý khi đi cắt kính cận
1. Đo và kiểm tra thị lực cẩn thận

Mục đích của việc cắt kính cận là đảm bảo bạn có thể nhìn rõ được mọi thứ xung quanh. Vậy nên việc quan trọng nhất khi tiến hành đo thị lực chính là kết quả phải đúng với số độ của cả 2 mắt. Nếu sai, bên mắt đó sẽ có thể tăng độ nhanh chóng và ảnh hưởng đến thị lực của bạn về sau. Đeo kính cận sai độ càng lâu, mắt sẽ càng nhanh lão hóa, yếu đi, đặc biệt còn có thể dẫn đến nguy cơ nhược thị.
Sau đo mắt, bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia, bác sĩ khám cho bạn. Vì việc này sẽ hỗ trợ xác định kết quả đo thị lực một cách chuẩn xác và nhanh chóng điều chỉnh nếu xảy ra sai lệch.
Một số điều bạn cần lưu ý như: Không cố gắng đọc được bảng chữ cái, nếu bạn thấy mờ thì phải báo lại với bác sĩ. Khi lắp kính cận độ mới thì bạn nên đeo trong vòng 15 – 30 phút và nhìn thử xung quanh, từ xa đến gần, nhỏ đến to. Bạn cũng cần đi tới lui để xem bản thân có bị nhức đầu, choáng váng khi sử dụng kính cận mới hay không?
Tốt nhất, bạn nên hỏi bác sĩ về mắt hiện tại của mình để nắm rõ tình trạng thị lực cũng như cách chăm sóc phù hợp.
Trước khi quyết định cắt kính mới, bạn nên đi kiểm tra thị lực một cách kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế uy tín. Thị lực có thể thay đổi theo thời gian do nhiều yếu tố như tuổi tác, công việc hoặc thói quen sinh hoạt. Do đó, việc kiểm tra định kỳ giúp xác định chính xác độ cận, loạn thị (nếu có) và các vấn đề sức khỏe khác của mắt. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ có một đơn kính chính xác, giúp cải thiện thị lực một cách tốt nhất.
2. Chọn gọng kính thích hợp với tròng
Tròng kính đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người có tật khúc xạ ở mắt nhìn rõ được đồ vật xung quanh thì gọng kính chính là “khung xương” hỗ trợ nâng đỡ nó. 2 bộ phận này kết hợp này mới có thể cấu thành cặp mắt kính cận hoàn chỉnh, vậy nên 1 trong 2 không thể tách rời hoặc hư hỏng.
3. Đảm bảo chất lượng tròng kính

Nếu bạn chọn nhầm tròng kính kém chất lượng thì dù đo có chuẩn đến đâu thì cũng đều ảnh hưởng đến thị lực. Vậy nên, nếu đã các định nhu cầu đeo dài lâu thì bạn cần chọn loại kính có chất lượng tốt.
4. Chiết suất mắt kính cần tương thích với độ cận
Chiết suất mắt kính cận là chỉ số thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của vật liệu. Nếu chiết suất càng cao thì khả năng bẻ gãy ánh sáng sẽ mạnh hơn thông thường. Vậy nên, nếu bạn có độ cận cao thì nên chọn loại có chiết suất cao, thành kính mỏng, nhẹ, có độ phẳng và đương nhiên tương ứng với đó là giá thành khá đắt.
Hiện nay có nhiều loại vật liệu làm kính phổ biến như High Index Plastic. Các chiết suất gồm nhiều loại: 1.56, 1.60, .167, 1.74. Mỗi độ cận sẽ có chiết suất tương ứng, nếu bạn chưa biết bản thân nên chọn kính có chiết suất bao nhiêu thì hãy tra khảo bảng sau đây:
Bảng: Chiết suất mắt kính tương ứng với độ cận
Độ cận | Chiết suất mắt kính |
0 – 2.50 | 1.56, 1.60 |
2.75 – 3.50 | 1.60, 1.67 |
3.75 – 7.00 | 1.67, 1.74 |
≥ 7.25 | 1.74 |
Bảng: Chiết suất mắt kính tương ứng với độ viễn
Độ viễn | Chiết suất mắt kính |
0 – 2.00 | 1.56, 1.60 |
2.25 – 3.00 | 1.60, 1.67 |
3.25 – 5.00 | 1.67, 1.74 |
≥ 5.00 | 1.74 |
5. Chọn chất liệu cho gọng kính
5.1. Đối với chất liệu làm từ nhựa
Loại này được đa số người dùng sử dụng vì tính gọn nhẹ của nó. Một số loại kính nhựa tiêu biểu có thể kể đến như: Ultem, TR90, Injection, Optyl và Acetate.
Gọng nhựa có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, giá tốt, màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Ngoài ra, nó cũng hiếm khi bị uốn cong hay nứt nẻ do va chạm. Do đó, nếu bạn là người không kỹ tính hay dễ làm rơi đồ thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
5.2. Đối với chất liệu kim loại
Loại này ngày càng được ưa chuộng vì kiểu dáng tinh tế, đặc biệt là thiết kế kính cận nửa gọng, kính gọng khoan. Những kim loại thường được sử dụng: Nhôm (Aluminum), Titanium và thép không gỉ (Stainless Steel). Khi sử dụng kim loại làm gọng kính, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau: Chống sự ăn mòn, chịu nhiệt độ cao, trọng lượng nhẹ, độ bền tốt, không gây dị ứng và sáng bóng.
Ngoài ra, nếu bạn có điều kiện có thể chọn mua những vật liệu quý hơn như vàng, bạc, gỗ hoặc da,… Trong trường hợp, bạn muốn tô điểm cho kính được tinh tế hơn thì có thể đính thêm kim cương, ngọc trai. Những gọng kính này có giá trị lớn và thường sản xuất thủ công nên rất ít.
6. Chọn tròng kính có nguồn gốc rõ ràng, tem nhãn đầy đủ

Những điều bạn cần quan tâm khi chọn tròng kính cận đó là bao bì, logo, nhãn mác, thương hiệu, đặc biệt là tem chống hàng giả của Bộ Công An… Vì những yếu tố trên sẽ giúp phản ánh chất lượng sản phẩm.
7. Tìm kiếm cơ sở cắt kính cận uy tín
Cơ sở mua kính uy tín sẽ giúp quá trình tìm được chiếc kính cận phù hợp dễ dàng hơn. Từ khâu đo thị lực, tư vấn,… đến khi hoàn tất mua cũng đều được đảm bảo. Ngoài ra, nhờ vào đội ngũ nhân viên và bộ phận kỹ thuật chuyên nghiệp mà bạn được hiểu rõ hơn về cách lựa chọn kính cận phù hợp. Bên cạnh đó, giá cả của những địa điểm uy tín cũng tương thích với giá thị trường, phải chăng.
II. Tại sao bị cận phải đeo kính?

Những bạn bị cận, tức có tật về khúc xạ ánh sáng thì nhất định phải mang kính hoặc những loại giúp khắc phục vấn đề trên. Nếu không, bạn sẽ không thể nhìn rõ vật thể ở xa hoặc gần, tùy theo tình trạng bệnh của mắt. Những ai cận càng nặng thì sẽ càng khó chịu và cảm thấy bất tiện khi không mang chiếc kính phù hợp. Bạn sẽ thấy mọi vật xung quanh đều mờ, nhòe gây ảnh hưởng đến lối sinh hoạt hằng ngày. Do đó, chiếc kính cận có số độ phù hợp sẽ là vị cứu tinh giúp bạn thoát khỏi tình cảnh đó.
Nếu bạn không muốn bị tăng độ hay nhược thị thì việc đeo kính là bắt buộc. Ngoài đeo kính cận ra, bạn còn cần kết hợp với việc cho mắt thư giãn, massage, nghỉ ngơi,…
Sau những chia sẻ kinh nghiệm đi cắt kính cận từ Kính mắt Radianteyes, chắc hẳn bạn đã biết cách để sở hữu một chiếc kính chất lượng và phù hợp nhất với bản thân. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình một chiếc kính cận chất lượng, bảo vệ mắt tốt thì đừng ngần ngại liên hệ số hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để nhận sự tư vấn tận tình từ chuyên viên.